Không đăng ký địa điểm kinh doanh có được không?

Vấn đề thứ nhất, Việc không xác định các chi phí tại các địa điểm kinh doanh mới này để tính thuế có đúng hay không?

Thông tin bạn chưa nói rõ là cơ quan thuế đang loại chi phí tính thuế của loại thuế nào, Nhưng theo tính chất thì tôi suy đoán loại thuế mà bạn nhắc đến ở đây là thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, Căn cứ vào Điều 9 Luật Thuế thụ nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 quy định như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật,

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từthanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từthanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra,Thoe hướng dẫn tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC trừ các khoản chi không được trừ quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  3. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, với lập luận của cơ quan thế là không ghi nhận các chi phí tại các địa điểm kinh doanh mới này là hoàn toàn không hợp lý khi công ty bạn có thể chứng minh được các khoản chi này hoàn toàn là các chi phí phát sinh từ hoạt động sản suất kinh doanh của nhà hàng. Đồng thời, chúng ta cũng có thể lập luận, nếu xác định các chi phí này không được tính là chi phí được trừ thì cơ sở đâu để xác định các khoản thu nhập phát sinh từ các cửa hàng này là thu nhập chịu thuế.

Vấn đề thứ hai, việc không bổ sung vào đăng ký kinh doanh khi mở thêm địa điểm kinh doanh mới.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2020/NĐ-CP quy định về thông báo lập địa điểm kinh doanh như sau:

2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh

a) Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;

c) Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Như vậy, khi mở rộng phạm vi của nhà hàng như mở thêm chi nhánh, có thêm địa điểm kinh doanh mới phía công ty trong thời hạn 10 ngày làm việc phải có nghĩa vụ thông báo về địa điểm kinh doanh mới này tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. (Thời hạn tính từ ngày có quyết định lập địa điểm kinh doanh).

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp.

Mức xử phạt hành vi không đăng ký địa điểm kinh doanh mới

Theo quy định điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thi hành vi không đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ bị phạt như sau:

Điều 25. Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này

Như vậy căn cứ vào thời gian mà bạn chậm đăng ký sẽ có các mức phạt khác nha, cao nhất là 15.000.000 đồng cho vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả được đưa ra là buộc phải đăng ký lại địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy trình, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh 

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Địa điểm kinh doanh không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.

2. Lưu ý khi đăng ký địa điểm kinh doanh

Quý khách có nhu cầu đăng ký địa điểm kinh doanh cần lưu ý một số điều sau:

–  Mỗi địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm (khác với văn phòng đại diện công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài).

– Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp.

– Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ khác tỉnh, thành phố với doanh nghiệp thì cần thực hiện các thủ tục thuế theo Công văn số: 13133/CTHN-TTHT ngày 26 tháng 04 năm 2021 về việc hướng dẫn chính sách thuế đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

– Thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh;

–  Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;

– Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt.

Thủ tục đăng ký thêm địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

Sau khi nhận được thông tin về tên, vị trí đặt, số điện thoại của địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh, Luật TKB sẽ tiến hành soạn hồ sơ và chuyển cho Quý khách hàng ký đóng dấu.

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh;

– Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;

– Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Bước 2:  Nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

– Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Lưu ý:

· Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh thành phố nơi địa điểm thành lập.

· Tên địa điểm kinh doanh phải phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

– Thời gian xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

– Trong trường hợp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh không hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Sau khi có thông báo hợp lệ, kết quả Quý khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

· Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.

· Hồ sơ lưu nội bộ.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Leave Comments

0383596656
0383596656